-
-
-
Phí vận chuyển: Tính khi thanh toánTổng tiền thanh toán:
-
Đăng bởi : Trần Thanh Bình 27/02/2019
Một dàn máy PC hoàn chỉnh đã được bạn dựng lên để bắt đầu tham gia vào cuộc đua PC Master Race. CPU, GPU, RAM, Mainboard, … tất cả được lựa chọn kĩ càng, chuẩn bị, kết nối, một “một cỗ máy chiến tranh“ sẵn sàng vận hành trơn tru dưới sự điều khiển của thuyền trưởng tối cao duy nhất, chính là bạn.
Nhưng hãy khoan đã! Vẫn còn một thiếu sót, một sự lãng quên cực kì lớn mà tất cả những linh kiện đắt giá kể trên sẽ hoàn toàn vô dụng nếu thiếu nó. Và đó chính là Monitor – vật sẽ đóng vai trò là buồng lái, nơi mọi chi tiết, hình ảnh, thông tin từ chiến trận sẽ được truyền tải đến, để bạn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên làm thế nào để chọn được màn hình máy tính tốt và phù hợp với nhu cầu nhất, hãy cùng Maytinh3AE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Công nghệ tấm nền màn hình máy tính: TN, VA hay IPS
Tấm nền là yếu tố rất quan trọng trong màn hình khi nó sẽ chi phối gần như tất cả các yếu tố khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 cái tên TN (twisted nematic), IPS (in-plane switching) và VA (vertical allignment).
TN
TN là công nghệ tấm nền màn hình máy tính phổ thông cũng như có tuổi đời lớn nhất. Đặc điểm tuyệt vời nhất mà công nghệ tấm nền này cung cấp đó là tốc độ phản hồi, rất phù hợp với gaming. Cộng thêm với khả năng chiếu sáng backlight LED, độ sáng là ưu điểm không thể không kể đến của TN trong khi tiêu thụ điện năng ít hơn so với các công nghệ khác. Thêm vào đó, chi phí sản xuất rẻ giúp cho sản phẩm này dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng cuối. Nhược điểm lớn nhất của TN đó là góc nhìn hẹp, dễ dàng biến sắc nếu người dùng không sử dụng chúng ở một vị trí cố định.
Asus 24″ VG248QE, Viewsonic 24” XG2402 hay Samsung 25” LS25HG50FQEXXV là ví dụ điển hình của màn hình TN khi bộ ba này có tần số làm mới rất nhanh (144Hz), thời gian phản hồi chỉ 1 ms cùng với giá thành phải chăng dễ tiếp cận.
IPS
Mặc dù khi lần đầu tiên xuất hiện, tấm nền IPS gặp khó khăn trong việc nhấn mạnh chiều sâu của màu đen, khiến cho độ tương phản không được sâu sắc cho lắm. Cũng như, tốc độ phản hồi của công nghệ tấm nền này tương đối chậm, đi kèm với giá thành đắt khiến cho tương đối ít người tiêu dùng có thể tiếp cận. Nhưng chất lượng nói chung của IPS đã được cải thiện dần dần, sự xuất hiện của Super (S-IPS) cũng giúp cho công nghệ tấm nền này đáp ứng được những tiêu chuẩn về tốc độ, từ đó tiếp cận được với nhóm đối tượng gamer nhiều hơn.
Có thể nói rằng IPS là công nghệ tấm nền cao cấp mà vẫn phù hợp cho người dùng phổ thông nhất hiện tại. Khi chọn mua màn hình máy tính hay laptop, IPS luôn là cái tên được tìm kiếm và tin dùng. Ưu điểm khiến ch0 người người nhà nhà đều say mê công nghệ tấm nền này đó là khả năng tái tạo màu sắc sinh động và chuẩn xác, bất chấp được quan sát từ hướng nào, nhờ góc nhìn rộng mà nó cung cấp.
VA
Công nghệ tấm nền VA có ưu điểm lớn nhất là khả năng thể hiện sự tương phản sâu sắc. VA hỗ trợ 8 bit màu (24 bit tổng) tuy nhiên, không phải tất cả các panel VA đều là 8 bit. Panel VA có độ tương phản rất cao vì vậy, càng nâng cao chất lượng hình ảnh của các màn hình sử dụng công nghệ này. Tuy có sự phân biệt sâu sắc giữa màu trắng và đen như vậy, nhưng tấm nền VA có khả năng chuyển đổi giữa 2 tông màu chậm, gây nên hiện tượng bóng mờ nếu chuyển động của hình ảnh quá nhanh. Do đó, công nghệ này không phải là lựa chọn tốt nhất cho gaming.
Màn hình máy tính cao cấp Samsung LC49J890DKEXXV lựa chọn tấm nền VA để có thể đạt được độ phân giải 3840 x 1080 cùng tỉ lệ tương phản tĩnh ấn tượng – 3000:1, trong khi vẫn đạt được tần sốquét 144Hz và thời gian phản hồi chỉ 1ms.
Nhìn chung, điểm mạnh công nghệ tấm nền màn hình máy tính VA là địa hạt nằm giữa IPS và TN.
Bảng so sánh tổng quan các tấm nền
|
I |
---|
Kích thước màn hình máy tính như thế nào là phù hợp?
Kích thước màn hình máy tính là yếu tố hoàn toàn phụ thuộc vào người chọn mua. Tuy nhiên, để giúp bạn đọc chọn mua Monitor một cách dễ dàng hơn, Phong Vũ sẽ cung cấp những gợi ý sau:
- Với điều kiện tài chính và không gian làm việc cho phép, hãy chọn màn hình máy tính có kích thước lớn nhất có thể.
- Màn hính máy tính có kích thước lớn sẽ phát huy tác dụng tốt nhất nếu chúng được sử dụng nhằm mục đích hoàn thiện các tác vụ đồ họa nặng như edit video, chơi những tựa game được chăm chút chi tiết vào landscape, nhiếp ảnh, vân vân.
- Màn hình có kích thước lớn sẽ cho quá trình chuyển đổi tác vụ trơn tru hơn và không bị gián đoạn bởi bezel, nếu sử dụng từ 2 màn hình trở lên.
- Tuy nhiên kích thước màn hình máy tính lớn đồng nghĩa với độ phân giải cao, cùng với tỉ lệ màn hình không thuộc dạng phổ biến (32:9, 32:10). Đối với GPU không đủ mạnh, màn hình sẽ không phát huy hết được chất lượng hình ảnh mà nó đem lại; cũng như không phải game/ ứng dụng nào cũng hỗ trợ mọi tỉ lệ.
Tỉ lệ màn hình máy tính nào phù hợp với gaming nhất?
Quan hệ mật thiết với kích thước đó là tỉ lệ màn hình máy tính. Ở đây sự lựa chọn của chúng ta sẽ đơn giản hơn rất nhiều bởi, mặc dù có rất nhiều những thông số khác nhau như 16:10, 4:3, 21:10… nhưng chỉ có 16:9 và 21:9 là hai lựa chọn phổ biến, phù hợp đa mục đích nhất.
Lợi ích của màn hình máy tính lớn
Có thể bạn đọc đã biết, tỉ lệ càng lớn đa phần chỉ dừng lại ở việc monitor sẽ ngày càng rộng hơn trong khi chiều cao hiếm khi được thay đổi (vì nếu không chúng ta sẽ gọi nó là TV thay vì màn hình máy tính). Vậy, màn hình rộng hơn sẽ đem lại lợi ích gì?
Về cơ bản, màn hình máy tính càng lớn, trải nghiệm đa nhiệm càng dễ chịu. Người dùng sẽ không phải xoay ngang xoay dọc và Alt+Tab liên tục giữa những cửa sổ khác nhau nữa. Tuy nhiên khi nói đến gaming, màn hình rộng sẽ đem đến một lợi thế cực lớn về tầm nhìn.
Trong phần lớn game, điều này đồng nghĩa với việc tầm nhìn ngoại vi của người chơi sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên không phải tất cả mọi trò chơi đều hỗ trợ tỉ lệ Ultrawide (từ 21:9 trở lên). Thậm chí một số tựa game cònchủ ý loại bỏ hỗ trợ ultrawide (Overwatch) để đem lại sự bình đẳng đến với mọi player.
Chưa dừng lại ở đó, thông thường trên cùng một phân khúc giá thành, màn hình máy tính tỉ lệ 16:9 dẫu có kích thước nhỏ hơn, nhưng sẽ đem lại nhiều tính năng hấp dẫn và đáng đồng tiền bát gạo hơn.
- Độ phân giải – Đây là yếu tố đầu tiên và dễ quan sát nhất. Một màn hình có kích thước lớn, như đã nói ở trên, cần phải có độ phân giải cao; càng nhiều điểm ảnh trên một màn hình máy tính, độ lớn của chúng càng nhỏ, độ sắc nét và chi tiết của hình ảnh càng chân thực. Tuy nhiên, cấu hình cao đồng nghĩa với việc linh kiện PC của bạn, đặc biệt là GPU, phải làm việc chăm chỉ hơn để có thể hiển thị tốt nhất, ví dụ 2560×1080 pixel trở lên. Trên thực tế, chúng ta vẫn có thể điều chỉnh tỉ lệ hay độ phân giải để phù hợp hơn với ứng dụng đang được sử dụng nhưng liệu khoảng đen ở 2 bên màn hình, hay từng pixel thô kệch là điều bạn muốn khi quyết định mua màn hình máy tính Ultrawide?
- Trong khi đó, màn hình có tỉ lệ 16:9 luôn luôn được hỗ trợ bởi mọi game/ ứng dụng bởi tính phổ biến của nó. Và độ phân giải hoàn toàn có thể được tùy chỉnh, ví dụ từ 1440p xuống 1080p mà không ảnh hưởng nhiều tới tỉ lệ khung hình.
- Tần số quét – Một khía cạnh khác, rất đáng chú ý nếu bạn mua màn hình máy tính phục vụ cho mục đích chơi game đó là tần số quét hay tần số làm mới. Trong số 3 tần số quét phổ biến nhất là 60Hz, 144Hz và 240Hz, vẫn chưa tồn tại trên thị trường sự kết hợp giữa tỉ lệ 21:9 và 240Hz. Hiện tại màn hình Ultrawide 21:9 đã chào đón 144Hz nhưng giá thành khởi điểm đương nhiên sẽ cao hơn.
- Với tầm giá 6500K – 7300K, chúng ta đã có thể sở hữu màn hình máy tính tỉ lệ 16:9, 144Hz chơi mượt các tựa game FPS như Asus 24″ VG248QE, Viewsonic 24” XG2402 hay Samsung 25” LS25HG50FQEXXV. Trong khi đó, màn hình Ultrawide 144Hz rẻ nhất lại bắt đầu ở mức giá thành 1350K với tên gọi LG 34″ 34UC79G-B.
Trong phân khúc Ultrawide, LG 34″ 34UC79G-B là màn hính máy tính là sản phẩm có giá tỉ lệ hiệu năng/ giá thành cao hiếm hoi khi sở hữu tần số quét 144Hz, tốc độ phản hòi 5ms và công nghệ AMD Freesync
Độ phân giải màn hình máy tính
Độ phân giải (Resolution) là một trong những yếu tố cơ bản nhất có thể dựa vào để đánh giá chất lượng, độ sắc nét của hình ảnh, hay trong trường hợp của chúng ta, đó là phương thức để đánh giá liệu một màn hình gaming có đáng bỏ tiền ra để mang về hay không.
Bạn có còn nhớ tới chiếc TV “nồi đồng cối đá” mà gia đình mình từng quây quần sum họp để cùng ăn cơm mỗi khi tan tầm? Nhớ những lần mải mê ngồi ngắm những ô vuông màu bé tin hin ẩn sau màn hình và chỉ dừng cho tới khi bị ba mẹ quở trách?
Những ô vuông màu đó chính là những điểm ảnh, hay còn được gọi là chấm pixel, đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên hình ảnh trên một màn chiếu điện tử. Các thiết bị điện tử khác nhau thì kích thước mỗi pixel cũng khác nhau. Nhưng về cơ bản, độ phân giải của thiết bị càng lớn, chấm pixel càng nhỏ, chi tiết được thể hiện tinh tế hơn mà nhờ đó chất lượng hình ảnh gia tăng.
Độ phân giải của màn hình máy tính có thể được chia thành những cột mốc cơ bản như sau:
- 1280×720 – HD/720p
- 1920×1080 – FHD (Full HD) / 1080p
- 2560×1440 – QHD/WQHD (Quad HD ) / 1440p
- 3840×2160 –UHD (Ultra HD )/ 4K 2160p
- 7680×4320 – FUHD (Full Ultra HD) / 8K 4320p
Tuy nhiên, độ phân giải còn có mối qua hệ với những yếu tố vật lý khác ví dụ như cự ly quan sát, kích cỡ hay tỉ lệ chiều dài/chiều rộng của màn hình. Đó là lý do tại sao khi càng ngồi cách xa màn hình, những sai sót nhỏ nhặt càng khó nhận biết; hay độ phân giải 2560 x 1440 có thể sắc nét đến mức khó tin trên màn hình máy tính chơi game 24-inch, nhưng với cùng thông số, chấm pixel sẽ bị “kéo dãn” trên màn hình TV 50-inch khiến độ lớn điểm ảnh cũng vì thế mà lớn hơn và không mang đến trải nghiệm không hề tích cực một chút nào.
Diễn giải một cách dễ hiểu nhất, càng nhiều điểm ảnh càng tốt, và sốlượng điểm ảnh tỉ lệ thuận với kích thước màn hình máy tính. Dù vậy, độ phân giải có thể ảnh hưởng tới khả năng xử lý đáng kể nếu phần cứng PC của bạn không đủ “mã lực”. Hiện tại hầu hết card màn hình khó có thể duy trì ổn định 60fps ở cấu hình 4K, 5K. Kể cả có khả năng, thì hiển nhiên giá tiền GPU sẽ chiếm kha khá hầu bao của bạn, những card màn hình như GTX 1070Ti, 1080/1080Ti, RTX 2080/2080TI, RX Vega 56/64.
Nhìn chung, độ phân giải màn hình máy tính tối ưu nhất, phối hợp tốt với card màn hình tầm trung như RX 580 hay GTX 1060 để cho ra chất lượng hình ảnh tuyệt vời mà vẫn đảm bảo hiệu năng là Quad HD/ 2560 x 1440. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có hiệu năng tốt nhất, tần số quét tốt nhất để phục vụ cho những tựa game tốc độ như CS:GO, Forza Horizon… thì Full HD/ 1920 x 1080, thừa sức hoàn thành nhiệm vụ.
Trong khi đó, đây là yếu tố mà người dùng chuyên nghiệp nên đặc biệt quan tâm khi độ phân giải 1440p tới 4Kkhông bao giờ là thừa trong những tác vụ đồ họa đòi hỏi sự chính xác.
Tần số quét màn hình máy tính (Framerate)
Tần số quét, hay còn được gọi là tần số làm mới của màn hình, là tần suất mà những khung hình “khác nhau” được tạo ra và xuất hiện trên màn chiếu trong một giây.
Hãy thử tưởng tượng, bạn đang ở trong một rạp chiếu phim và chỉ đơn thuần thưởng thức những bộ phim thuộc về những năm 20 của thế kỉ những trước, những tác phẩm phim nhựa kinh điển của đại danh hài Charlie Chaplin, và sau phòng máy, một thước phim dài đang được cho chạy qua máy phát, với tốc độ 18 khung hình mỗi giây, tức 18fps ( frame per second ). Bạn thấy cách mà những tấm phim đen trắng chạy dọc từ trên xuống, đôi khi có thể thấy rõ cả những khoảng trắng giữa các khung hình chứ? Đó chính là cách “làm mới” khung hình của điện ảnh cổ điển.
Trên thực tế, đó cũng chính là cách thức hoạt động của gần như tất cả màn hình máy tính cũng như tivi phổ thông hiện nay, khi những khung hình được “vẽ” lại từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, từng pixel một, hàng chục khung hình như vậy mỗi giây. Tất nhiên, những sự thay đổi như vậy diễn ra chỉ trong một phần nghìn của giây, nên chỉ có thể quan sát thông qua những camera chuyên nghiệp có khả năng quay video slow-motion. Về tổng thể, tần số quét là số đo sự mượt của hình ảnh chuyển động.
Nếu bạn đọc lựa chọn màn hình máy tính cho mục đích chơi game, những sản phẩm có thông số từ 120-144Hznên được ưu tiên, khi đây trở thành quy chuẩn của nhiều giải đấu gaming quốc tế như CS:GO, Dota 2… kết hợp với thời gian phản hồi thấp, hạn chế tối đa hiệu ứng bóng mờ chuyển động.
Với tần số quét 144Hz, thời gian phản hồi 1ms, màn hình máy tính Samsung LS25HG50FQEXXV là một lựa chọn gaming tầm trung hấp dẫn
Thời gian phản hồi của màn hình máy tính có quan trọng không?
Response Time – ở đây hiểu nôm na là thời gian phản hồi tín hiệu, là khoảng thời gian nhanh hay chậm mà màn hình hiển thị điểm ảnh – pixel từ chế độ Fully Active (màu sáng) sang Fully Inactive (màu tối). Khoảng thời gian Response này càng thấp thì nghĩa là hiện tượng Ghost – ảnh mờ bóng ma, càng ít xảy ra, đồng thời chất lượng và màu sắc hình ảnh cũng đẹp hơn.
Vậy chỉ cần chọn lấy một con số nhỏ nhất thôi đúng không?
Đúng… và cũng không hẳn đúng. Như đã nói đến ở trên, thời gian phản hồi càng thấp, dư ảnh của những khung cảnh tốc độ cao càng mờ nhạt và khó có thể gây ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng trên màn hình máy tính. Nếu bạn là Gamer, 1 ms là con số tốt nhất hiện nay trên PC monitor khi 0.5ms chưa thực sự xuất hiện trên thị trường.
Tuy nhiên, nhìn và cảm nhận thấy không có nghĩa mọi phản xạ của bạn đều kịp thời mà điều này còn liên quan tới thông số input lag nữa.
Input lag là thời gian chênh lệch giữa hành động của bạn với hiển thị trực tiếp trên màn hình máy tính. Thời gian phản hồi là thời gian để các pixel chuyển đổi trạng thái, độ trễ đầu vào là thời gian mà tương tác của bạn được hình hóa. Dù vậy, không phải nhà sản xuất nào cũng cung cấp thông tin về input lag cho sản phẩm của mình nên việc tham khảo từ nhiều nguồn đánh giá trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là điều cần thiết.
Tổng kết
Với mỗi ngành nghề, mục đích cá nhân, chúng ta lại cần phải đánh giá các giá trị và thông số khác nhau:
- Với mục đích sử dụng hàng ngày cùng những tác vụ cơ bản, màn hình máy tính sử dụng tấm nền TN và VA đều là những lựa chọn hợp lý về giá thành. Độ phân giải của màn hình nên là Full HD để có thể thoải mái giải trí multimedia trong lúc rảnh rỗi.
- Nếu lựa chọn màn hình chơi game và trong trường hợp ngân sách eo hẹp, tấm nền TN cùng với những thông số tần số quét cao, thời gian phản hồi và input lag thấp là các yếu tố cần chú ý. Full HD vẫn là cấu hình phổ biến nhất nhưng nếu dư dả, 1440p là quyết định tối ưu nhất trong phân khúc này. Màn hình tốt hơn hết có tỉ lệ 16:9 bởi định dạng này được hỗ trợ bởi gần như tất cả các tựa game.
- 1440p và 4K là hai cấu hình dành cho người dùng chuyên nghiệp để có thể làm việc chính xác nhất. Bên cạnh đó, các yếu tố về màu sắc như 99-100% ADOBE RGB, HDR cùng kích thước màn hình lớn chắc chắn sẽ trở thành trợ thủ đắc lực nhất trong công cuộc sáng tạo nội dung.
-----------------------------------------
Nguồn : Sưu tầm
Maytinh3AE
Bình luận (0)
Viết bình luận :